-
Yếu tố phong thủy
Đối với đa số gia chủ thì yếu tố phong thủy trong thiết kế phòng bếp cũng rất được chú trọng. Theo quan niệm từ xưa, việc đặt bếp ở hướng nào, vị trí phòng bếp, vị trí các bộ phận đặt trong phòng bếp,… sẽ liên quan đến tài vận, sức khỏe của gia chủ.
-
Phong cách thiết kế
Phong cách thiết kế phòng bếp sẽ tùy thuộc vào không gian tổng thể của ngôi nhà.
Ngôi nhà được thiết kế theo phong cách nào thì phòng bếp sẽ thường được thiết kế theo phong cách đó, để vừa tạo nét hài hòa cũng như thể hiện được sở thích của gia chủ.
Những phong cách điển hình trong thiết kế phòng bếp như:
– Phong cách cổ điển và tân cổ điển
– Phong cách hiện đại
– Phong cách Luxury
– Phong cách tối giản
-
Kiểu dáng bếp
Lựa chọn kiểu dáng bếp phù hợp với không gian của phòng bếp, sao cho tạo nên cách bài trí khoa học và tận dụng được tối đa công năng. Góp phần thuận tiện cho việc sơ chế, nấu nướng cũng như lưu trữ đồ đạc.
Một số kiểu dáng bếp cơ bản như:
Dạng bếp chữ I:
Đây là kiểu dáng bếp nhỏ nhất, phù hợp cho không gian nhỏ, khi toàn bộ thiết bị, kệ bếp và đồ đạc… đều đặt trên một đường thẳng trên mảng tường, việc di chuyển cũng dễ dàng và thuận tiện.
Dạng bếp chữ L:
Đây là kiểu bếp được ưa chuộng và khá phổ biến, vì cũng phù hợp với nhiều không gian. Tận dụng được tối đa hiệu quả với không gian góc và việc phân khu cũng dễ dàng hơn.
Dạng bếp chữ G:
Với không gian phòng bếp rộng, thì bếp kiểu chữ G sẽ là một lựa chọn vô cùng hợp lý. Vừa mang đến không gian lưu trữ rộng lớn, vừa có thể thiết kế nên một quầy bar tiện nghi, vô cùng hiện đại và phong cách. Khu vực quầy bar này cũng có thể tận dụng để làm bàn ăn.
Dạng bếp chữ U:
Kiểu bếp chữ U cũng khá phổ biến tại Việt Nam. Diện tích bếp được gia tăng, tạo ra không gian lưu trữ đồ lớn hơn, đồng thời khai thác triệt để công năng trong phòng bếp.
Dạng bếp song song:
Đối với không gian hẹp về chiều ngang, thiên về chiều dài, bố cục của dạng bếp song song sẽ giúp không không gian phòng bếp hợp lý và thuận tiện hơn. Dễ dàng tiếp cận với các thiết bị, nấu nướng, bồn rửa,… Một điểm nữa là dạng bếp song song có chi phí ít tốn kém hơn so với bếp chữ U và bếp chữ G.
-
Chất liệu
Lựa chọn chất liệu cho phòng bếp cũng là một trong những lưu ý quan trọng khi thiết kế phòng bếp. Các chất liệu được lựa chọn thường phải đảm bảo được các tiêu chí: về độ bền, tính thẩm mỹ, dễ lắp đặt và tất nhiên phải thỏa mãn được sở thích và yêu cầu của gia chủ cũng như phù hợp với tổng thể không gian phòng bếp.
Hiện nay, một số chất liệu phổ biến được sử dụng trong thiết kế phòng bếp như: gỗ, đá granite, nhôm…
Đối với chất liệu gỗ, mang đến cảm giác ấm cúng, thì với đá granite nổi bật nét mới mẻ, hiện đại, độ bền cao. Ngoài ra, để không gian phòng bếp thêm ấn tượng, độc đáo thì có thể sử dụng kết hợp thêm một số vật trang trí, vật liệu khác để bắt mắt và tạo điểm nhấn.
-
Tính an toàn
An toàn là tiêu chí luôn được đặt lên hàng đầu khi thiết kế phòng bếp. Thông thường nhà bếp là nơi chứa các vật dụng sắc bén, dễ gây cháy nổ. Vì vậy cần phải bố trí các vật dụng một cách khoa học, thẩm mỹ và đảm bảo khi sử dụng mọi công năng luôn được an toàn tuyệt đối.